Posts

Showing posts from August, 2019

Dự luật cấm khăn che mặt có bị vi hiến hay không?

Image
  Credit: thenewdaily.com Ls Nguyễn Văn Thân Vào tháng 2 năm 2017, dư luận xôn xao về đề nghị cấm những người đeo khăn che mặt thăm viếng Quốc Hội Úc. Dự luật này được đưa ra bởi bà Jacqui Lambert một Thượng Nghị Sĩ của Đảng Palmer United Party. Đề nghị của bà Lambert được một số chính trị gia của Liên Đảng ví dụ như các ông Cori Barnadi và George Christensen ủng hộ mạnh mẽ. Trong lúc mọi người còn đang phân vân không biết dự luật này sẽ đi về đâu thì Chủ tịch Quốc hội là bà Bronwyn Bishop và Thượng Nghị sĩ Stephen Parry ra quyết định những người nào che mặt thì phải ngồi riêng trong một phòng kiếng chớ không được ngồi chung với công chúng vào thăm Quốc Hội (public gallery). Phòng kiếng này là nơi dành cho các trẻ em ngồi để tránh tình trạng mấy đứa bé cứ đi lung tung trong Quốc Hội. Lý do được đưa ra là vì vấn đề an ninh, nếu cần phải đuổi người nào ra khỏi Quốc Hội thì nhân viên an ninh có thể nhận dạng người đó mau chóng và dễ dàng. Nhưng Thủ Tướng Tony Abbott đã yêu cầu xét lại

Người Việt tại Úc với quốc tịch Việt nam

Image
Credit: nhandan.com.vn   Ls Nguyễn Văn Thân Theo truyền thống thì Luật Quốc tịch Việt Nam dựa trên nguyên tắc đơn tịch hay là một quốc tịch. Sau năm 1945 thì ch ính  quyền Hồ Chí Minh tại miền Bắc Việt Nam đã ban hành Sắc Lệnh 53/SL quy định rằng những người Việt Nam đã vào quốc tịch Pháp sẽ được coi là công dân Việt Nam và phải đến khai bỏ quốc tịch Pháp cũng như những công dân Việt Nam đã nhập quốc tịch ngoại quốc thì sẽ mất quốc tịch Việt Nam (Điều 7). Sau 1975 thì Đạo luật Quốc tịch hoàn chỉnh đầu tiên ra đời vào năm 1988. Điều 3 của Đạo luật này khẳng định nguyên tắc đơn tịch là  “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” . Nhưng Đạo luật này không ghi rõ là người nước ngoài xin và được nhập quốc tịch Việt Nam có đương nhiên mất quốc tịch gốc của họ hay không và ngược lại công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài có đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam hay không. Tuy nhiên, công dân Việt Nam muốn nhập tị

Người đàn ông kiện Chúa

Image
  Credit: australianconstitutioncentre.org.au Ls Nguyễn Văn Thân Vào ngày 20/6/2014, Tối cao Pháp viện Úc đã ban hành phán quyết trong vụ kiện Williams v Commonwealth of Australia 2014 xác nhận chương trình tài trợ dịch vụ cung cấp giáo sĩ (Chaplaincy Program) là vi hiến. Phán quyết này có tầm ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và quyền hành của chính quyền và Quốc hội liên bang cùng với các tiểu bang và lãnh thổ. Đây là vụ kiện đợt hai. Vụ kiện đầu tiên diễn ra vào năm 2012. Nguồn gốc vụ kiện xuất phát từ năm 2006 khi chính quyền Liên Đảng dưới thời của Thủ Tướng John Howard quyết định ban hành chương trình giáo sĩ. Dưới chương trình này, các trường học công cộng muốn có giáo sĩ đến trường sinh hoạt có thể làm đơn xin tài trợ với chính quyền liên bang. Tuy nhiên, chính quyền không có trình ra bất cứ đạo luật nào về chương trình này và yêu cầu Quốc hội thông qua. Từ trước đến giờ, mọi người cứ tưởng là chính quyền liên bang có thể tài trợ cho bất cứ chương trình hoặc dịch vụ gì the

Luật chống can thiệp vào nội tình nước Úc

Image
  Credit: dailytelegraph.com.au Ls Nguy ễn V ăn Th ân   Vào ngày 7/12/2017, chính quyền Liên Bang đã trình bày dự luật chống các hình thức hoạt động tình báo và lũng đoạn chính trường cũng như xã hội Úc bởi các thế lực ngoại bang. Dự luật này có 4 mục tiêu chính. Thứ nhất là siết chặt các điều khoản ngăn cấm hoạt động tình báo và phản quốc gồm có ban hành án tù chung thân cho các tội phạm nghiêm trọng. Thứ hai là ban hành luật mới nhắm vào các hoạt động thu thập tin tức tình báo cho các thế lực ngoại bang gồm có tình báo kinh tế. Thứ ba là bắt buộc mọi cá nhân và tổ chức làm việc cho các thế lực ngoại bang chính thức đăng ký để nhà nước dễ kiểm soát. Và thứ tư là cấm cá nhân và công ty ngoại quốc hiến tặng cho các chính đảng và các tổ chức hoạt động chính trị.   Tuy không nói ra nhưng ai cũng biết lý do mà chính quyền ban hành dự luật này là để đối phó với các hoạt động lũng đoạn chính trường và xã hội Úc của Bắc Kinh trong thời gian qua. Không chỉ khống chế cộng đồng người Hoa

Luật chống kỳ thị tại Úc

Image
  Credit: abc.net.au Ls Nguyễn Văn Thân Vào đầu   năm 2017, dư luận xôn xao về dự án tu chính Luật Chống Kỳ thị Chủng tộc của chính quyền Liên bang. Dự án này xuất phát từ lời hứa trước khi tranh cử của Đảng Tự do là nếu đắc cử thì họ sẽ hủy bỏ Điều luật số 18C của Đạo luật Chống Kỳ thị Chủng tộc (Racial Discrimination Act). Điều luật này ngăn cấm những hành động có tính sỉ nhục hoặc lăng mạ bất cứ ai vì lý do chủng tộc của họ. Tưởng cũng nên nhắc lại là trước đó, ông Andrew Bolt - một nhà báo có khuynh hướng bảo thủ đã bị Tòa án Liên bang buộc tội kỳ thị dưới Điều 18C vì những bài viết của ông cáo buộc một số người gốc Thổ dân lợi dụng màu da của họ để tiến thân. Ông Bolt cho rằng những người này là những người Thổ dân Trắng (fair-skinned Aborigines) nhưng đã lợi dụng các chính sách giúp người Thổ dân của chính quyền để xin tài trợ cho các công trình nghiên cứu của họ. Ông Bolt cho rằng Điều 18C vi phạm quyền tự do ngôn luận của ông. Vụ kiện này cho thấy sự mâu thuẫn giữa hai hình

Charlie Hedbo và Điều 18C của Đạo luât chống kỳ thị chủng tộc

Image
  Credit: en.wikipedia.org Ls Nguyễn Văn Thân Vụ sát hại 12 ký giả tờ tạp chí châm biếm Charlie Hebdo của Pháp v ào đầu năm 2015  làm chấn động thế giới. Hơn 3 triệu người trên toàn nước Pháp và khoảng 1.5 triệu thường dân cùng với nhiều nguyên thủ quốc gia Âu Châu và thế giới nắm tay tuần hành đi qua các đường phố Paris bày tỏ thái độ phản đối tội phạm khủng bố này. Một lần nữa, sự liên hệ giữa khủng bố và Hồi Giáo lại trở thành đề tài bàn luận. Dư luận Úc cũng đã phản ứng mạnh mẽ. Thượng Nghị Sĩ Cory Bernardi của Đảng Tự Do lên tiếng kêu gọi chính quyền duyệt xét lại luật kỳ thị. Tim Wilson Ủy Viên Nhân Quyền Úc đồng ý và lập luận rằng Điều 18C của Đạo Luật Chống Kỳ Thị Chủng Tộc Liên Bang (Racial Discrimination Act 1975) vi phạm quyền tự do ngôn luận và là một hình thức kiểm duyệt. Wilson cho rằng dưới Điều 18C thì tạp chí Charlie Hebdo không thể được in ấn và phổ biến tại Úc. Điều 18C quy định người nào xúc phạm, thóa mạ, sỉ nhục hoặc đe dọa người khác nơi công cộng vì lý do