Posts

Showing posts from September, 2019

Luật biểu tình

Image
  Credit: freeassembly.net Ls Nguyễn Văn Thân Biểu tình là một hình thức tự do ngôn luận được luật pháp bảo vệ. Nhưng có lúc quyền này ảnh hưởng hoặc gây tác hại đến các quyền khác ví dụ như quyền riêng tư hoặc quyền tự do đi lại và sinh hoạt mà không bị ngăn cản hoặc quyền được hưởng sự an toàn cho bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. Khi có xung đột thì luật pháp phải tìm cách quân bình giữa quyền biểu tình và các quyền này. Vậy Luật Biểu tình được áp dụng thế nào tại Úc đặc biệt là tại NSW? Thật ra, so với các cộng đồng sắc tộc khác thì   Cộng đồng Người Việt Tự do NSW tổ chức biểu tình khá nhiều và vì vậy các thành viên trong cộng đồng cũng nên nắm vững một vài điểm căn bản của luật pháp hầu khi gặp trở ngại với cảnh sát khi tham gia biểu tình do cộng đồng tổ chức. Điều 23 của Bộ luật Tiểu hình (Summary Offences Act 1988) quy định là bất cứ người nào cũng có thể gửi thông báo đến cảnh sát khi tổ chức tụ họp hoặc biểu tình, cho biết chi tiết ngày giờ và mục đích của cuộc biểu

Câu chuyện của Luật sư X

Image
  Credit: headtopics.com Ls Nguyễn Văn Thân   Vào ngày 24/11/2018, Thủ hiến Daniel Andrews lãnh đạo Đảng Lao động chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử chính quyền tiểu bang Victoria. Lao động thắng đè bẹp với 55/88 ghế so với Liên Đảng Tự do  - Quốc gia chỉ có 27/88 ghế (tức thắng gấp đôi số ghế). Nhưng quyết định quan trọng đầu tiên của Thủ hiến Andrews là công bố thành lập Ủy ban Hoàng gia để điều tra việc cảnh sát sử dụng một luật sư hình sự nổi tiếng làm người chỉ điểm. Đây là một sự kiện chưa từng nghe qua trong lịch sử hệ thống tư pháp hình sự tại Úc.   Cho tới bây giờ, vị  luật sư này vẫn được gọi là chỉ điểm viên 3838. Tòa vẫn duy trì lệnh cấm truyền thông loan báo danh tính vì lý do an ninh. Chỉ biết đây là một nữ luật sư từng đại diện cho giới anh chị cầm đầu các băng đảng khét tiếng tại Victoria. Thật ra, giới trong nghề và các nhà báo theo dõi vụ việc thì đều biết rõ bà là ai.   Câu chuyện bắt đầu từ năm 1996 khi nhân vật 3838 chính thức trở thành luật sư Tòa T

Chính quyền lung lay vì Điều 44(i) của Hiến Pháp Úc

Image
  Credit: pursuit.unimelb.edu.au Ls Nguyễn Văn Thân Vào tháng  8 năm 2017, Tối Cao Pháp Viện Úc đã chính thức đón nhận vụ kiện liên quan tới các dân biểu nghị sĩ bị cho là vi phạm Điều 44(i) của Hiến Pháp Úc vì mang song tịch. Luật sư của nhà nước yêu cầu Tòa tiến hành xử gấp vì tầm quan trọng của vấn đề. Đảng Đối Lập Lao Động đã yêu cầu chính quyền không đưa ra những dự luật quan trọng trong lúc này cho tới khi nào Tòa có phán xét rõ ràng về tính hợp pháp của các dân biểu và nghị sĩ mà trong đó quan trọng nhất là của Barnaby Joyce Phó Thủ Tướng và Lãnh Tụ Đảng Quốc Gia. Nếu ông Joyce bị coi là vi phạm Điều 44(i) thì chính quyền có thể lung lay. Liên Đảng Quốc Gia Tự Do chỉ có 76/150 ghế. Mất đi một ghế của ông Joyce thì có nguy cơ chính quyền sẽ sụp đổ theo. Tòa đã ấn định một phiên xử kéo dài trong 3 ngày từ 10-12 tháng 10 sắp tới đây.  Điều 44 của hiến pháp Úc liệt kê 5 trường hợp loại trừ hoặc miễn nhiệm dân biểu và nghị sĩ liên bang. Thứ nhất là trường hợp song tịch hoặc khi

Công dân Úc tham chiến ở nước ngoài sẽ bị mất Quốc tịch?

Image
  Credit: en.wikipedia.org Ls Nguyễn Văn Thân Cơ quan tình báo Úc ASIO ước đoán là tính tới tháng 2 năm 2015 thì có khoảng 100 công dân Úc đã tham gia vào các cuộc chiến tại Syria và Iraq. Trong số này thì có 30 người đã quay về Úc và khoảng 20 chết trận. Một vài người xuất hiện trong các đoạn phim tuyên truyền của các tổ chức khủng bố ví dụ như Nhà Nước Hồi Giáo (Islamic State) và Jabhat al-Nusra. Một vài người khác đã đánh bom tự sát. Thậm chí, có người còn hăm dọa là sẽ trừng phạt nước Úc. Những người Úc quyết định tham chiến ở nước ngoài này thường tự xưng là "thánh chiến quân" (jihadists). Mối lo ngại cho chính quyền là khi trở về Úc thì họ sẽ ứng xử thế nào? Nếu họ có ý định khủng bố thì hậu quả sẽ khó lường. Trong tháng 5 năm 2014, một tay súng đã từng tham gia huấn luyện quân sự với Nhà Nước Hồi Giáo đã nổ súng giết chết 4 người trong một Nhà Thờ Do Thái tại Bỉ. Tại Châu Âu, có khoảng 10 trường hợp âm mưu khủng bố có liên quan tới một số thánh chiến quân trở về từ

Quốc tịch, khủng bố và vai trò của truyền thông

Image
  Credit: aspistrategist.org.au Ls Nguyễn Văn Thân Sau nhiều cuộc tranh luận về quyền tước quốc tịch của bộ trưởng, Tổng Trưởng Di Trú Peter Dutton đã đệ trình dự luật thay đổi luật quốc tịch mà trong đó, công dân song tịch Úc sẽ mất quốc tịch trong một số trường hợp. Trước đây, chính quyền muốn trao quyền tước quốc tịch cho tổng trưởng di trú. Nhưng sau khi nhận được lời can từ Tổng Luật Sư (Solicitor General) Justine Gleeson là đề nghị này có thể vi hiến vì xâm phạm quyền tài phán của tòa án, chính quyền quyết định áp dụng điều luật mới là công dân Úc song tịch sẽ đương nhiên mất quốc tịch Úc nếu họ tham gia khủng bố, huấn luyện, tuyển mộ, tài trợ khủng bố ở trong hay ngoài nước Úc. Điều 35 của Đạo Luật Quốc Tịch hiện hành quy định công dân song tịch sẽ đương nhiên mất quốc tịch Úc nếu họ phục vụ cho quân đội đang có chiến tranh với Úc. Điều 35 này sẽ được nới rộng và bao gồm cả khi công dân song tịch tham gia hoặc phục vụ cho một tổ chức nằm trong danh sách các tổ chức khủng b