Posts

Showing posts from May, 2019

Hội đồng nhân quyền LHQ có xứng đáng với tên gọi hay không?

Image
  Credit: news.un.org Ls Nguyễn Văn Thân Vào trung tuần tháng 10 n ăm 2017 , Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu chọn 15 quốc gia làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền.  Ngoài Úc còn có Angola, Congo, Senegal, Slovakia, Ukraine, Chile, Mexico, Peru, Afghanistan, Nepal, Pakistan, Nigeria và Qatar. Đây là lần đầu tiên Úc thắng cử nhiệm kỳ 3 năm b ắt  đ ầu  từ 1/1/2018. Hội Đồng Nhân Quyền được thành lập vào năm 2006 để thay thế cho Ủy Hội Nhân Quyền (UN Commission on Human Rights) hoạt động từ 1947 gồm có 53 quốc gia thành viên. Sau khi ra đời, Ủy Hội đã đạt được một vài thành tựu đáng kể gồm có soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào năm 1948 và đa số các Công Ước Nhân Quyền căn bản. Ngoài ra, Ủy Hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá và phát triển các chuẩn mực nhân quyền và điều tra cũng như lên án mọi hành vi vi phạm nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Nhưng tới thiên niên kỷ mới thì uy tín của Ủy Hội đã xuống dốc thảm hại. Thế giới tự do cho rằng các quốc

Hệ thống tòa án dưới Công ước LHQ về luật biển

Image
  Credit: cnnphilippines.com Ls Nguyễn Văn Thân Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (The United Nations Convention on the Law of the Sea) ra đời tại Montego Bay Jamaica vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 1994. Hiện đã có 166 quốc gia ký vào Công Ước. Công Ước phân loại biển và đại dương thành các vùng khác nhau. Thứ nhất là nội thủy nằm phía trong của đường cơ sở (đường thẳng từ những mũi đất nhô ra bờ biển hoặc theo ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển). Lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia ven biển gồm có bờ biển, vùng nội thủy cộng với 12 hải lý. Trong vùng tiếp giáp (contiguous zone) gồm có 12 hải lý từ lãnh hải (tức 24 hải lý từ đường cơ sở), quốc gia có thẩm quyền  thực thi hệ thống luật pháp của mình đối với một số tội phạm ví dụ như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp. Từ đường cơ sở ra tới 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các

Hiệp ước, thỏa thuận ngàm và hành xử trói buộc

Image
  Credit: amti.csis.org Ls Nguyễn Văn Thân Trong thời gian qua, việc Việt nam có thể tiến hành kiện Trung quốc trước Tòa án Quốc tế làm xôn xao dư luận ở trong và ngoài nước. Về phía Trung quốc thì họ đã chủ động đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc và cáo buộc Việt nam mới là thủ phạm gây rối tạo ra những xung đột tại Biển Đông. Ngoài ra, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng đã công bố một số bằng chứng cho rằng Việt nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc gồm có lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm vào ngày 16 tháng 5 năm 1956, Công Hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1956 và Bản Tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965 về việc Hoa kỳ thành lập khu tác chiến tại Việt nam. Ngoài ra, sách giáo khoa Địa lý lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản có bài giới thiệu Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các

Nguyên tắc estoppel và Công ước Phạm Văn Đồng

Image
  Credit: vi.tintuc360.world Ls Nguyễn Văn Thân Trong tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam tạo lên một làn sóng phẫn nộ của mọi người Việt nam từ khắp trong và ngoài nước. Lần đầu tiên sau một thời gian dài dưới mối quan hệ hữu nghị “viển vông” với phương châm “bốn tốt và mười sáu chữ vàng”, nhà cầm quyền CSVN trở mặt tố cáo Trung Quốc đe dọa hòa bình trước công luận quốc tế. Mặt khác, Việt nam cũng đã lên tiếng chính thức bác bỏ hiệu lực Công Hàm Phạm Văn Đồng ký gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958 với hai lý do chính là Công Hàm này chỉ ghi nhận chủ quyền 12 hải lý từ các hòn đảo của Trung Quốc mà không đề cập tới Hoàng Sa và Trường Sa và hai quần đảo này lúc đó thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tên của miền Bắc VN thời bấy giờ) không thể ban bố chủ quyền lãnh thổ thuộc về quốc gia khác. Phía Trung Quốc cũng đã phản bác lại các lập luận này. Thứ nhất, Lời Tuyên Bố C