Posts

Showing posts from June, 2019

Nhìn Ok Tedi nhớ về Hà Tĩnh

Image
  Ls Nguyễn Văn Thân Trong tháng 4 năm 2016, các vụ cá chết hàng loạt ở mấy tỉnh miền Trung làm sôi sục nhiều người Việt trong và ngoài nước. Nhà nước hoàn toàn bất lực trước thảm họa môi trường này. Đã hơn một tháng mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân. Thậm chí phải mời chuyên gia ngoại quốc đến giúp. Người dân ở Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh xuống đường biểu tình ôn hòa đòi hỏi môi trường trong sạch và chính quyền minh bạch thì bị chụp mũ là do tổ chức "khủng bố khích động và chi tiền" và bị công an trá hình thanh niên xung phong đánh tả tơi không chừa cả phụ nữ lẫn trẻ em. Hơn 800 cơ quan truyền thông bây giờ đã bị Đảng bịt miệng. Báo nào đăng bài viết về những " lời than thở của cá " thì phải " xin tự đình bản ". Tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam là một trò hề cười ra nước mắt mà hàng ngàn ngư dân miền Trung sẽ không cảm thấy hài hước tí nào. Thảm họa môi trường không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Đa số các nước nghèo và tụt hậu đều có một điểm ch

So sánh số tiền bồi thường giữa BP và Formosa

Image
  Credit: tin247.com Ls Nguyễn Văn Thân Vào trung tuần tháng 7 năm 2016, công ty BP đã đưa ra con số sau cùng mà họ phải chi trả cho vụ tràn dầu trong vùng vịnh Mexico vào năm 2010 là 61.6 tỷ Mỹ kim. Con số này có thể chia ra thành 3 phần. Thứ nhất là tiền phạt hình sự trả cho Bộ Tư Pháp tổng cộng lên tới 4.5 tỷ Mỹ kim. Thứ hai là tiền bồi thường thiệt hại kinh tế và phục hồi môi trường và hình phạt dân sự dưới Đạo Luật Clean Water Act trả cho chính quyền liên bang Hoa Kỳ, 5 tiểu bang trong vùng vịnh Mexico và các chính quyền địa phương tổng cộng lên tới 20.8 tỷ Mỹ kim. Khoảng 36 tỷ Mỹ kim còn lại là phí tổn bồi thường cho các cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư bị thiệt hại từ thảm họa tràn dầu. Có nghĩa là phải mất trên 6 năm thì BP mới có thể ấn định được mức độ thiệt hại và số tiền bồi thường cho nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư với con số kỷ lục như vậy. BP buộc phải bán tài sản trị giá 45 tỷ để trả tiền phạt và tiền bồi thường. Quỹ bồi thường Vào ngày 2

Tiến trình phát triển luật quốc tế nhân quyền

Image
Credit: un.org   Ls Nguyễn Văn Thân Ngày 10/12/2014 đánh dấu 66 năm kể từ ngày Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày ngày 10 tháng 12 năm 1948. Đây cũng là dịp để nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển về nhân quyền cũng như bộ luật quốc tế nhân quyền. Nhân quyền dựa trên căn bản là mỗi cá nhân sinh ra có quyền bình đẳng như nhau   không phân biệt màu da, phái tính, tôn giáo và đều có nhân phẩm đáng được tôn trọng. Nhân quyền có tính phổ quát (universal), bất khả xâm phạm (inalienable), không thể tách rời (indivisible), tương quan (interrelated) và phụ thuộc lẫn nhau (interdependent). Khái niệm nhân quyền không chỉ dựa vào triết lý tôn giáo mà được xem là nền tảng của hòa bình và sự phát triển của nhân loại. Trục Cyprus (539 BC) Từ năm 539 trước Công Nguyên, Hoàng Đế đầu tiên của Persia là Cyprus Đại Đế sau khi chinh phục thành phố Babylon đã trả tự do cho giới nô lệ và tuyên bố mọi người được quyền chọn lựa tôn giáo. Lời tuyên

Magna Carta 800 tuổi, Việt nam chỉ chậm có 800 năm

Image
  Credit: theguardian.com Ls Nguyễn Văn Thân Vào ngày 15/6/2015, Nữ Hoàng Elizabeth và Thủ Tướng Anh David Cameron đã tham dự Lễ Kỷ Niệm 800 năm ngày ra đời của Đại Hiến Chương Magna Carta (Great Charter) tại Runnymede. Tại đây vào đúng 800 năm về trước vua John đã ban hành dấu ấn vào văn bản tạo ra nền tảng cho một thể chế dân chủ đại nghị và nhà nước pháp quyền. Thủ Tướng Cameron phát biểu rằng Magna Carta là một bước ngoặt lịch sử của nhân loại vì nó đã thay đổi trong cốt lõi quan hệ giữa giai cấp thống trị và giới bị trị. Vua John sinh ngày 24 tháng 12 năm 1166 và là con út trong năm đứa con trai của Vua Henry II. Các người anh lớn của John gồm có William, Henry và Geoffrey đều chết yểu. Khi anh thứ là Richard I trở thành vua vào năm 1189, Richard quyết định phong cháu Arthur làm thái tử. Nhân lúc Richard đi vắng trên đường tham dự Thập Tự Chinh III thì John làm phản tính soán ngôi nhưng bị thất bại. Kết quả là John bị lưu đày. Vua Richard trở về trong đầu năm 1194. Cuộc chiế

Có thể xây dựng một nhà nước pháp quyền trong một thể chế độc đảng hay không?

Image
Credit: huffpost.com   Ls Nguyễn Văn Thân Nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong tháng 7 n ăm 2015 , ông Ted Osius Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tuyên bố là  "Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam nhưng lợi ích của Mỹ là một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền" . Có một số người Việt ở hải ngoại đã không hài lòng và chỉ trích lời tuyên bố này của ông Đại Sứ cũng như việc ông không chịu chụp hình dưới Cờ Vàng. Có lẽ không có ai phản đối vế thứ hai của lời phát biểu nhưng thế nào là một nhà nước pháp quyền và liệu một chính thể độc đảng có thể tạo ra một nhà nước pháp quyền thật sự được không? Hay nói một cách khác, có thể nào xây dựng một nhà nước pháp quyền tôn trọng dân chủ và nhân quyền như ông Đại Sứ mong muốn nếu Đảng CSVN vẫn tiếp tục giữ quyền độc tôn lãnh đạo đất nước như hiện nay? Khái niệm pháp trị Không có một định nghĩa duy nhất cho khái niệm pháp trị