Posts

Showing posts from February, 2020

Bạn người tình và hồng nhan tri kỷ

Image
  Credit: insider.com Ls Nguyễn Văn Thân Quan hệ tình cảm giữa một người đàn ông và một phụ nữ thông thường là cả một thế giới phức tạp. Một người đàn ông có thể có một người vợ, một người tình và một người bạn “hồng nhan tri kỷ”. Ngược lại, trong thời buổi nam nữ bình quyền thì cũng có lúc phụ nữ tuy đã có chồng nhưng vẫn khao khát tìm một người bạn nam để trải lòng bày tỏ tâm sự và chia sẻ quan niệm sống. Tình bạn nam nữ có thể hoàn toàn thanh khiết, trong sáng nhưng khó để cho những người trong cuộc dễ dàng chấp nhận. Trong một xã hội truyền thống, đời sống gia đình, tôn ti trật tự giúp người ta phân biệt và định giới rõ ràng những mối quan hệ này. Con người không có không gian riêng tư mà luôn bị bao bọc bởi gia đình, bè bạn, hàng xóm trong một khuôn viên làng xã. Cuộc cách mạng tình dục và phong trào nam nữ bình quyền bùng nổ trong thập niên 60 ở tây phương thay đổi quan hệ truyền thống nam nữ trong gia đình và xã hội. Khái niệm bình đẳng phái tính không chỉ được xã hội ch

Hợp đồng bồ nhí có giá trị pháp lý hay không?

Image
  Credit: dailymail.co.uk Ls Nguyễn Văn Thân Vào tháng 9 năm 2016, dư luận xã hội Việt nam xôn xao về vụ hoa hậu Phương Nga bị truy tố về tội lừa đảo. Đại gia Garry Cao Toàn Mỹ Tổng Giám đốc CTCP Tin học Không gian ảo VinaCyber – công ty chuyên cung cấp dịch vụ kết mạng trên mạng và “hẹn tốc độ” tại TP.HCM, đồng thời là thành viên Hội đồng Sáng lập VinaGame, tố rằng bà Nga đã gạt lấy của ông 16.5 tỷ đồng (tức khoảng 100,000 Úc kim) qua một vài thương vụ mua bất động sản. Theo cáo trạng, bà Nga quen biết với ông Mỹ và nói với ông rằng bà có nhiều mối quan hệ có thể mua nhà với giá rẻ hơn so với thị trường, khi bán lại sẽ kiếm được lời. Tin lời, ông Mỹ đưa cho bà Nga tổng cộng số tiền 16.5   tỷ   đồng để mua một vài căn nhà. Sau sáu tháng không thấy bà mua được căn nhà nào mà không trả tiền lại cho mình, ông Mỹ đã làm đơn tố cáo bà chiếm đoạt số tiền trên với cơ quan điều tra. Tuy nhiên, bà Nga biện bạch là bà không có phạm tội lừa đảo vì giữa ông Mỹ và bà đã có một hợp đồng 'tìn

Anh nghèo chỉ tặng em nhẫn cỏ, để lỡ có gì khỏi phải kiện đòi lại!

Image
  Credit: hoganlegal.com Ls Nguyễn Văn Thân Khi nào phải trả lại nhẫn đính hôn không phải là một câu hỏi mới mẻ. Hồi đầu năm 2016, tỷ phú James Packer ngỏ lời cầu hôn với ca sĩ Mỹ nổi tiếng Mariah Carey với chiếc nhẫn kim cương trị giá 16 triệu. James Packer ước lượng sở hữu tài sản lên tới 3.9 tỷ Mỹ kim và Mariah Carey thì chỉ có khoảng 500 triệu. Đối với họ, chiếc nhẫn đính hôn 16 triệu không phải là một món đồ quá lớn nhưng nếu hôn nhân không tiến tới thì không thể loại bỏ trường hợp tranh chấp hoặc kiện cáo vì bên nào cũng phải 'giữ mặt mũi'. Một số nguyên tắc liên quan đến việc tranh chấp về nhẫn đính hôn được luật pháp ban hành trong vụ kiện Cohen v Sellar vào năm 1926. Nếu người phụ nữ nhận lời cầu hôn nhưng sau đó đổi ý thì phải trả lại nhẫn đính hôn. Nhưng nếu người đàn ông từ chối không tiến tới hôn nhân mà không có một lý do chính đáng được luật pháp công nhận thì ông ta không có quyền đòi lại nhẫn. Nếu cả hai đồng ý hủy hôn ước thì nhẫn cưới phải được trả l

Lừa tình, lừa tiền

Image
Credit: vice.com   Ls Nguyễn Văn Thân Vào ngày 14/8/2014, Thẩm phán Mahony của Tòa án Khu vực đã ban hành án lệnh trong vụ kiện David Weedon v Paul Williams [2014]. David Weedon là một giáo sư và bác sĩ chuyên khoa về bệnh da liễu nổi tiếng và là tác giả của một vài quyển sách về chứng bệnh da liễu. Ông từng là chủ tịch Hội Y tế Úc (Australian Medical Association). Bs Weedon quen với Paul Williams từ năm 2003. Họ sống khác tiểu bang nhưng thỉnh thoảng gặp mặt và có quan hệ tình dục với nhau. Có lúc họ cũng đi du lịch chung với nhau. Paul là một chàng sinh viên đại học nghèo túng. Trong khi đó thì Bs Weedon rất khá giả. Ngoài lợi tức mà ông kiếm được từ nghề bác sĩ chuyên khoa và lợi nhuận của các quyển sách mà ông xuất bản, ông cũng thừa hưởng một phần gia tài đáng kể từ người mẹ quá cố. Từ khi quen biết nhau thì Bs Weedon cấp tiền hàng tháng cho Paul xài. Ông mua một căn chung cư gần trường đại học cho Paul ở miễn phí. Ngoài ra ông cũng trả mọi tiền học phí cho Paul. Paul cho biết

Không phải đàn ông, chẳng phải đàn bà nhưng cũng không phải là bán nam bán nữ

Image
  Credit: alvinday.com Ls Nguyễn Văn Thân Vào tháng 4 năm 2014, Tối cao Pháp viện Úc ban hành một phán quyết quan trọng từ vụ kháng cáo của Sở Hộ tịch NSW (Registry of Births, Deaths and Marriages). Vụ kiện xuất phát từ một người tên là Norrie khi sinh ra ở Tô Cách lan vào năm 1961 là một đứa bé trai. Tới năm 1989 (tức là khi 27 tuổi) thì Norrie tiến hành giải phẫu cắt bỏ dương vật và cho phép bác sĩ tạo ra một âm đạo bán năng (semi functioning vagina) vì Norrie muốn làm rõ ràng giới tính của mình. Tuy nhiên sau khi giải phẫu xong thì Norrie vẫn không cảm thấy mình là “nam” hay “nữ”. Vào ngày 26 tháng 11 năm 2009, Norrie nộp đơn với Sở Hộ tịch NSW xin phép đổi giống thành “Không Xác định” (Non Specific). Lúc đầu thì Sở đồng ý và cấp Chứng chỉ Đổi giống (Certificate of Sex Change) nhưng sau đó rút lại viện dẫn lý do là Sở chỉ có thể cấp giấy đổi giống từ “Nam” qua “Nữ” hoặc ngược lại. Norrie khiếu nại lên Tòa Tài phán Kháng cáo Hành chính NSW (Administrative Appeals Tribunal) nhưng bị