Posts

Showing posts from May, 2020

Bản quyền

Image
  Credit: businessinsider.com.au Ls Nguyễn Văn Thân Mục đích chính của luật bản quyền là cho phép tác giả gồm có nhà văn, nghệ sĩ, họa sĩ, người làm phim ảnh…được độc quyền sử dụng hoặc bán lại tác phẩm xuất phát từ công sức lao động và sáng tạo của chính họ. Vì vậy, bản quyền căn bản là một quyền kinh tế chú trọng vào việc khai thác sản phẩm trí tuệ hoặc sáng tạo để kiếm tiền và vì vậy chẳng những tác giả mà cả nhà xuất bản hoặc công ty sản xuất cũng được luật pháp bảo vệ quyền lợi trong lĩnh vực này. Mặt khác, luật bản quyền tại Âu châu không chỉ bảo vệ quyền lợi kinh tế mà còn bảo vệ “quyền đạo lý” (moral rights) cho phép tác giả kiểm soát việc sử dụng sản phẩm của họ ngay cả đối với nhà xuất bản trong tiến trình quảng bá và rao bán. Những quyền lợi này cũng được bắt đầu áp dụng tại Úc từ năm 2000 gồm có quyền được ghi nhận tên tác giả và quyền ngăn cản người khác sửa đổi sản phẩm có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của tác giả. Khái niệm về bản quyền xuất phát từ Anh quốc từ th

Thương hiệu (trademarks)

Image
  Credit: ipaustralia.gov.au Ls Nguyễn Văn Thân Thương hiệu có thể là là một từ, chữ, hình dạng, con số, logo, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc là một hình thức tổng hợp của tất cả các loại vừa kể. Có một số hình thức ví dụ như quốc kỳ không được sử dụng làm thương hiệu. Có một số người hiểu lầm rằng khi họ đăng ký tên thương mại (business name) hoặc tên công ty hoặc tên miền (domain name) thì người khác không sử dụng được thương hiệu của họ.Thật ra, tên thương mại hoặc công ty chỉ là một hình thức để chính quyền và người tiêu thụ có thể truy ra chủ nhân là ai.Một khi tên đã được đăng ký thì người khác không được đăng ký tên đó nữa. Nhưng chỉ với sự đăng ký này thì không đủ ban chủ quyền thương hiệu. Sau khi hết hạn nếu không đăng ký lại thì người khác vẫn có quyền đăng ký sử dụng đúng tên đó. Thương hiệu một khi được đăng ký trở thành một phần tài sản (property) và chủ nhân được độc quyền sử dụng thương hiệu hoặc sang nhượng hoặc cho thuê nó. Thời gian đăng ký là 10 năm và c

Franchise là gì?

Image
  Credit: accc.gov.au Ls Nguyễn Văn Thân Franchise là một hình thức kinh doanh dựa trên sự thỏa thuận giữa công ty làm chủ franchise (gọi là franchisor) và những người mua lại franchise (gọi là franchisee). Franchisor là chủ nhân của toàn hệ thống kinh doanh (business system) gồm có bản quyền thương hiệu (brand), thiết kế (design) và phương pháp điều hành dịch vụ (business operation system). Franchisee được quyền sử dụng hệ thống của franchisor bằng cách trả tiền lệ phí sử dụng (licence hoặc royalty fee). Thông thường, lệ phí này dựa trên tỷ lệ thu nhập của franchisee. Ngoài ra, franchisee cũng phải trả lệ phí thành lập franchise (establishment fee) và tổn phí thiết bị cửa tiệm theo đúng thiết kế của franchisor. “Franchising” là một từ của tiếng Pháp – có nghĩa là “đặc quyền”. Từ thời kỳ Trung Cổ, các lãnh chúa và chủ điền đã trao đặc quyền cho một số thương gia được quyền điều hành các phiên chợ hoặc vận chuyển hàng hóa trong lãnh thổ của họ. Tới cuối thế kỷ 18, một số nhà sản x

Độc quyền lãnh thổ trong hợp đồng franchise

Image
  Credit: dogsloverunning.com Ls Nguyễn Văn Thân Lãnh thổ độc quyền là một điều khoản quan trọng và cần thiết trong tất cả mọi hợp đồng franchise. Điều khoản này quy định người mua franchise (tức franchisee) có độc quyền điều hành thương vụ franchise và tìm kiếm lợi nhuận trong một phạm vi lãnh thổ cố định. Tùy theo hình thức franchise, phạm vi lãnh thổ này có thể là một khu vực, một thành phố, một miền hoặc cả một tiểu bang. Người hoặc công ty chủ franchise (tức franchisor) không được cạnh tranh hoặc cho phép franchisee khác cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ mà franchisee có độc quyền. Ngược lại, franchisee phải giới hạn địa bàn kinh doanh của họ trong phạm vi lãnh thổ này và không được lấn qua lãnh thổ của franchisee khác. Trong trường hợp nào thì franchisor vi phạm lời hứa bảo vệ lãnh thổ độc quyền của franchisee? Trong một vụ kiện gần đây thì Tòa Thượng thẩm NSW đã phán rằng franchisor không được cạnh tranh hoặc xâm phạm lãnh thổ độc quyền của franchisee dưới bất cứ hình thức

Quỹ hưu bổng tự quản (self managed super fund)

Image
Credit: rjsanderson.com.au Ls Nguyễn Văn Thân Quỹ Hưu bổng Tự quản theo đúng tên gọi của nó là một hình thức dành dụm và đầu tư do chính thành viên tự quản lý. Quỹ hưu bổng tự quản không được có nhiều hơn 4 thành viên và tất cả các thành viên cũng phải là người thụ thác chịu trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý và điều hành quỹ hưu bổng của họ. Quỹ hưu bổng tự quản phải tuân thủ các điều luật về hưu bổng để được hưởng quy chế miễn hoặc thuế thấp. Bằng không thì có thể mất quy chế và bị đóng thuế cao ở mức 45% (thay vì 15%). Ngoài ra, người thụ thác có thể bị truy tố và phạt vạ nếu vi phạm luật hưu bổng. Tới tháng 3 năm 2013 thì đã có hơn 500,000 quỹ hưu bổng tự quản với số tài sản có giá trị gần 500 tỷ Úc kim (khoảng 30% tổng số giá trị tài sản của tất cả các quỹ hưu bổng). Ước lượng là tới năm 2030 thì giá trị tài sản của các quỹ hưu bổng tự quản sẽ lên tới 2,000 tỷ Úc kim. Số lượng quỹ hưu bổng tự quản gia tăng nhanh chóng vì ngày càng có nhiều người muốn tự quản lý số tiền