Luật về quảng cáo


Credit: accc.gov.au 

Công ty truyền thông có thể không có sản xuất tài liệu quảng cáo nhưng không có nghĩa là tránh né được trách nhiệm pháp lý khi phổ biến quảng cáo bất hợp pháp. Những trách nhiệm pháp lý quan trọng lien quan tới việc quảng cáo gồm có quảng cáo đánh lừa (misleading advertising) và những sản phẩm bị cấm quảng cáo (thuốc lá, thuốc trị bệnh).

Quảng cáo đánh lừa

Khi nhận phổ biến quảng cáo, cơ quan truyền thong nên đặt một số câu hỏi gồm có:

1.    Thân chủ có ý định làm đúng lời hứa như trong tài liệu quảng cáo hay không?

2.    Những dự đoán của thân chủ trong tài liệu quảng cáo có cơ hội xảy ra không?

3.    Những dự đoán đó có dựa trên cơ sở hợp lý nào không?

Trong một số trường hợp, yên lặng có thể đồng nghĩa với đánh lừa. Ví dụ như khi công ty quảng cáo bán điện thoại di động cho những người tiêu thụ ở thôn quê nhưng biết rõ là không có sóng phủ. Nếu đại diện công ty yên lặng mà bán thì hành xử này có thể được xem là lừa gạt.

Làm sao để quyết định hành xử nào có tính lừa gạt?  Tòa chỉ cần biết hành xử đó dẫn đến kết quả mang tính lừa gạt mà không cần biết đương sự có cố ý lừa gạt hay không. Những tiêu chuẩn quan trọng gồm có:

1.    Ai là đối tượng của quảng cáo? Họ có phải là thành phần yếu thế trong xã hội hay không?

2.    Quảng cáo nhắm vào đại chúng hay một nhóm người nào thôi? Giới thiếu niên hoặc cao niên?

3.    Sản phẩm loại gì? Rẻ hay mắc tiền? Với những sản phẩm rẻ tiền thì đa số người tiêu thụ thường không để ý chi tiết quảng cáo và vì thế nội dung dễ dàng có tính lừa gạt.

4.    Có phải quảng cáo chỉ có tính thổi phòng hoặc phóng đại hay không?

Một số trường hợp quảng cáo lừa gạt cụ thể gồm có:

1.    Sản phẩm có phẩm chất cao2. Sản phẩm mới nhưng không nói rõ là thuộc loại mới (new model)

2.    Sản phẩm được sự hỗ trợ của một nhân vật hoặc công ty nổi tiếng có uy tín nhưng thật ra không có.

3.    Có đồ phụ tùng sửa chữa hoặc thay thế nhưng thật ra không có.

4.    Sản phẩm  được sản xuất hoặc chế biến tại một quốc gia nào đó (ví dụ như Made in Australia.)

5.    Nói rằng người tiêu thụ cần mua sản phẩm vì luật pháp bắt buộc.

6.    Nói rằng sản phẩm có bảo hành nhưng không phải như vậy

Luận cứ biện hộ “publisher’s defence”

Cơ quan truyền thông có thể sử dụng luận cứ biện hồ này nếu chứng minh được 3 điều:

1.    Công ty chỉ quảng cáo tài liệu

2.    Quảng cáo này là một quảng cáo sản phẩm mà công ty thường nhận

3.    Không co điều gì cho công ty nghi ngờ là tài liệu quảng cáo phạm luật.

Sản phẩm không được quảng cáo

Sản phẩm chính không được quảng cáo là thuốc lá. Nội dung bị cấm gồm có thương hiệu, việc khuyến khích hút thuốc, sản phẩm và tên công ty sản xuất thuốc lá.

Ngoài ra, Đạo luật Therapeutic Goods Act 1989 cũng ngăn cấm quảng cáo nói rằng sản phẩm có thể chẩn đoán, chữa trị hoặc ngăn ngừa một chứng bệnh nào đó mà không xin và được cho phép trước.

MỘT VÀI VỤ KIỆN TIÊU BIỂU

Thorpe v CA Imports pty Ltd (1990)

Bị đơn rao báo đồ chơi trẻ em (toy koala bears) có dán nhãn hiệu “Made in Australia”. Thật ra, sản phẩm được thiết kế tại Úc nhưng tiến trình sản xuất đi qua nhiều giai đoạn từ vải được gói lại và may vá ở Đại Hàn. Sau cùng tới Úc thì chỉ để kiểm soát lại.

Tòa phán rằng bước quan trọng đầu tiên trong tiến trình sản xuất là ở Đại Hàn. Vì vậy nhãn hiệu “Made in Australia” là không đúng và vi phạm luật.

Universal Telecasters (QLD) v Guthrie (1978)

Bị đơn nhận đang quảng cáo từ một đại lý bán xe (car dealership). Quảng cáo nói rằng thuế bán (sales tax) chỉ được cắt giảm trong một thời hạn ngắn và khuyến khích mọi người nên mua sớm. Thật ra thì thuế được cắt giảm vĩnh viễn. Bị đơn dựa vào “publisher’s defence”. Tòa chấp thuận và phán rằng bị đơn không nhất thiết phải thành lập hệ thống bảo đảm nội dung quảng cáo không phạm luật. Chỉ cần bị đơn không có lý do để nghi ngờ về nội dung.

 

 

Comments

Popular posts from this blog

PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG - LS NGUYỄN VĂN THÂN

Từ Thuộc địa tới Liên Bang Úc

Luật phỉ báng